Kế thừa Thiên_hoàng

Hoàng cung Tokyo

Hoàng gia Nhật Bản thường tuyên bố họ đã Vạn thế nhất hệ (万世一系; Bansei Ikkei), có nghĩa là "Cai trị từ thời xa xưa". Hàng thiên niên kỷ trước, hoàng gia Nhật Bản đã phát triển một hệ thống truyền ngôi đặc thù riêng. Hiện nay, Nhật Bản sử dụng nghiêm ngặt quyền con trưởng, vốn được du nhập qua từ nước Phổ, một nước mà Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng rất nhiều trong những năm 1870.

Các nguyên tắc kiểm soát và tương tác của hoàng gia dường như rất phức tạp và tinh vi, thậm chí dẫn đến những kết quả mang phong cách riêng. Một số nguyên tắc chính rõ ràng trong việc kế thừa là:

  • Phụ nữ được cho phép nối ngôi. Tuy nhiên, việc phụ nữ lên ngôi rõ ràng là rất hiếm so với nam giới (việc này chỉ từng xảy ra 8 lần trong lịch sử, thường là vợ hoặc con gái Thiên hoàng tiền nhiệm lên ngôi). Cả tám nữ thiên hoàng đó đều không kết hôn hoặc sinh con, sau khi thoái vị họ sẽ truyền ngôi cho một người nam khác trong hoàng tộc để ngai vàng không rơi vào dòng họ khác.
  • Nhận con nuôi là có thể và là một cách được sử dụng nhiều để tăng số lượng người thừa kế (tuy nhiên, con nuôi phải là đứa con khác họ nội thành viên của gia đình hoàng gia).
  • Thoái vị được sử dụng rất thường xuyên, và trong thực tế đã xảy ra thường xuyên hơn so với việc chết khi còn tại vị. Trong những ngày đó, nhiệm vụ chính của Thiên hoàng là linh mục (hay thần thánh), có chứa rất nhiều các nghi lễ lặp đi lặp lại vốn được coi là một dịch vụ mà sau khoảng mười năm, người thoái vị sẽ được tôn làm cựu Hoàng đế.
  • Quyền con trưởng không được sử dụng, thay vào đó, trong những ngày đầu, hoàng gia thực hành một hệ thống luân chuyển. Thông thường một người em trai (hay em gái) nối tiếp các anh chị em lớn tuổi hơn thậm chí trong trường hợp của người tiền nhiệm vẫn còn con cái. "Lượt" của thế hệ tiếp theo đến thường xuyên hơn sau một số cá nhân thuộc thế hệ trưởng bối. Xoay chuyển thường xuyên giữa hai hoặc nhiều chi nhánh của hoàng gia, khiến nhiều khi có tới hau người anh em họ đã kế ngôi lẫn nhau. Thiên hoàng Go-Saga thậm chí ra sắc lệnh thay đổi sự luân phiên chính thức giữa những người thừa kế của hai người con trai của ông, làm cho hệ thống này tiếp diễn trong một vài thế kỷ (cuối cùng dẫn đến việc Shogun gây ra (hoặc sử dụng) xung đột giữa hai nhánh này, Thiên hoàng "miền nam" và Thiên hoàng "miền bắc"). Trong năm trăm năm qua, có lẽ do ảnh hưởng của Nho giáo, hầu như người con trai cả là người sẽ lên nối ngôi.
Thái Thượng hoàng Akihito.

Trong lịch sử Nhật Bản, quyền lên ngôi luôn luôn được giao cho con cháu thuộc nhánh nam từ dòng dõi hoàng gia. Nói chung, phần lớn Thiên hoàng là nam giới, mặc dù trong số hơn một trăm người nam lại có chín phụ nữ làm Thiên hoàng trên mười lần.

Hơn một ngàn năm trước, theo truyền thống thì một Thiên hoàng lên ngôi khi còn tương đối trẻ. Một vị vua vừa trải qua qua năm đầu đời của ông được coi phù hợp và đủ tuổi. Do vậy, vô số Thiên hoàng lên ngôi khi còn là trẻ con, trẻ nhất là 6 hoặc 8 tuổi. Hầu như tất cả các hoàng hậu và hàng chục Thiên hoàng đều thoái vị và sống suốt quãng đời còn lại trong nhung lụa, gây ảnh hưởng đằng sau hậu trường. Một số Thiên hoàng thậm chí còn thoái vị để nghỉ hưu trong khi vẫn còn ở tuổi thiếu niên. Truyền thống này được thể hiện trong dân gian, sân khấu, văn học, và các hình thức khác của văn hóa Nhật Bản, nơi mà Thiên hoàng thường được mô tả hoặc phác họa như là một trẻ vị thành niên.

Trước thời Minh Trị Duy tân, lịch sử Nhật có tám nữ Thiên hoàng, tất cả đều là con gái của bên nam của hoàng gia, không một ai kế vị với tư cách là vợ hoặc góa phụ của Thiên hoàng đã mất. Con gái và cháu gái của Hoàng gia, tuy nhiên, thường lên ngôi như một loại thước đo "khoảng cách dừng" - nếu một người nam phù hợp không có sẵn hoặc một số chi nhánh của hoàng gia đang kình địch lẫn nhau, vì vậy mà một thỏa hiệp là cần thiết. Hơn một nửa hoàng hậu Nhật Bản và nhiều Thiên hoàng thoái vị khi một hậu duệ nam phù hợp được coi là đủ tuổi để cai trị. Bốn nữ Thiên hoàng, Suiko, KōgyokuJitō, cũng như Jingū trong thần thoại, là quả phụ của các Thiên hoàng đã chết và là công chúa mang dòng máu hoàng gia. Một người, Gemmei, là vợ góa của một thái tử và công chúa của hoàng gia. Bốn người khác, Genshō, Kōken (hay Shōtoku), MeishōGo-Sakuramachi, là con gái độc thân của các Thiên hoàng trước. Không ai trong số các hoàng hậu này kết hôn hoặc sinh con sau khi kế vị.

Điều 2 của Hiến pháp Minh Trị năm 1889 ghi rằng "Ngôi báu sẽ được truyền cho con cháu của hoàng nam, theo quy định của Luật Hoàng gia". Luật Hoàng gia năm 1889 cố định việc cho con trai nối dõi, và loại trừ phụ nữ khỏi việc kế thừa. Trong trường hợp dòng chính mất đi tính hiệu quả, ngai vàng sẽ được truyền cho nhánh phụ gần nhất, vẫn là hoàng nam. Nếu hoàng hậu không sinh ra một người thừa kế, Thiên hoàng có thể lấy thêm một thứ phi và con trai ông với người thứ phi đó sẽ được công nhận là người thừa kế ngai vàng. Luật này được ban hành trong cùng một ngày với Hiến pháp Minh Trị, do đó được hưởng trạng thái cân bằng với hiến pháp.

Điều 2 của Hiến pháp Nhật Bản, vốn ban hành vào năm 1947 theo ảnh hưởng của lực lượng chiếm đóng của Mỹ và vẫn có hiệu lực, quy định rằng "Ngai vàng được kế vị và sự kế vị đó phải phù hợp với Luật Hoàng gia do Quốc hội thông qua." Hoàng Thất Điển Phạm ngày 16 tháng 1 năm 1947 thông qua bởi Đế quốc Nghị Hội cuối cùng vẫn giữ lại điều khoản không cho phụ nữ kế vị của bộ luật năm 1889. Chính phủ của thủ tướng Yoshida Shigeru đã thông qua đạo luật một cách vội vã để tuân theo bản hiến pháp do Hoa Kỳ định ra, vốn có hiệu quả vào tháng 5 năm 1947. Trong một nỗ lực để kiểm soát quy mô của gia đình hoàng gia, luật quy định rằng chỉ có các nam thành viên hợp pháp của hoàng thất có quyền kế vị; công chúa nếu kết hôn với người ngoài hoàng thất thì sẽ bị phế bỏ tước vị của mình và không được xem là thành viên của hoàng thất [13]; Thiên hoàng và tất cả các thành viên khác trong Hoàng gia không được quyền nhận con nuôi.

Tình trạng hiện nay

Việc kế vị được quy định bởi luật của Quốc hội. Luật hiện chưa cho phép phụ nữ kế vị. Một đề xuất nhằm làm thay đổi bộ luật này đang được xem xét cho đến khi công chúa Kiko sinh hạ một người con trai.

Trước sự ra đời của Hisahito, con trai của Hoàng tử Akishino vào ngày 6 tháng 9 năm 2006, có nảy sinh một vấn đề về việc kế vị, kể từ khi Hoàng tử Akishino là người con trai duy nhất được sinh ra trong gia đình hoàng gia từ năm 1965. Sau sự ra đời của công chúa Aiko, đã có một cuộc tranh luận công khai về việc sửa đổi Luật Hoàng gia hiện tại để cho phép phụ nữ kế vị. Vào tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Koizumi Junichirō bổ nhiệm một ủy ban đặc biệt gồm các thẩm phán, giáo sư đại học và công chức để nghiên cứu sự thay đổi trong Luật Hoàng gia và để kiến nghị với chính phủ.

Ủy ban giải quyết vấn đề về quyền kế vị vào ngày 25 tháng 10 năm 2005 đã đề nghị sửa đổi luật để cho phép phụ nữ của dòng nam thuộc hoàng gia được quyền lên kế vị. Ngày 20 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Koizumi Junichirō dành một phần của bài phát biểu hàng năm của ông để nói về cuộc tranh cãi và hứa hẹn sẽ trình lên một dự luật cho phép phụ nữ lên ngôi để đảm bảo rằng việc kế vị vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai một cách ổn định. Ngay sau khi có công bố rằng công chúa Kiko mang thai đứa con thứ ba, Koizumi đã đình chỉ kế hoạch. Con trai của bà, Hoàng tử Hisahito, xếp thứ ba trong dòng kế vị ngai vàng theo luật kế vị hiện hành. Ngày 3 tháng 1 năm 2007, Thủ tướng Abe Shinzō tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ đề nghị thay đổi Luật Hoàng gia [14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_hoàng http://www.friesian.com/sangoku.htm#japan http://books.google.com/books?id=kO0tUpCViA8C&pg=P... http://www.msnbc.msn.com/id/16471340/ http://www.usatoday.com/money/world/2007-01-03-jap... http://www.youtube.com/watch?v=bVYP66nRSO8 http://www.youtube.com/watch?v=fAY-7gl21i0 http://www.youtube.com/watch?v=gBcygK0uQ7E http://www.youtube.com/watch?v=hEkWcXFZz2c http://nirc.nanzan-u.ac.jp/nfile/1853 http://www.japantimes.co.jp/news/2013/11/14/nation...